Đèn UV hay còn gọi là đèn phát ra tia cực tím hiện được nhiều người lùng mua và sử dụng. Vậy đèn này thực chất là gì? Công dụng ra sao và cần lưu ý gì khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
I. Lợi và hại của tia UV với sức khỏe
1. Lợi ích của tia UV
UV còn có tên gọi khác là tia cực tím, bức xạ cực tím hoặc tia tử ngoại, là loại tia có sẵn trong ánh sáng mặt trời, có bước sóng ngắn nhất, từ 320nm – 400nm. Tia cực tím giúp cơ thể tạo vitamin D để giúp hỗ trợ tăng cường xương, cơ bắp và hệ thống miễn dịch.
Ngoài tác dụng này, tia UV còn được sử dụng trong điều trị các bệnh về da như vảy nến, bệnh do tế bào da phát triển quá nhanh gây ngứa, có vảy. Tiếp xúc với tia cực tím sẽ làm chậm sự tăng trưởng của các tế bào da, từ đó giảm triệu chứng.
Một điều thú vị nữa về tia UV mà không phải ai cũng biết, đó là nó giúp thay đổi tâm trạng. Nghiên cứu cho thấy ánh sáng mặt trời kích thích tuyến tùng trong não sẩn xuất một số hóa chất gọi là tryptamines, từ đó giúp cải thiện tâm trạng.
Mặt khác, tia UV có ứng dụng rất tích cực trong lĩnh vực khử trùng và tiệt trùng. Tia cực tím có thể giết chết các vi sinh vật như virus và vi khuẩn, bằng cách xuyên qua màng tế bào của chúng, phá hủy ADN, ngăn chặn khả năng tái sinh và nhân lên.
Công dụng này của tia UV đã được các nghiên cứu chứng thực. Trung tâm y tế Irving thuộc Đại học Columbia (CUIMC) đã phát hiện rằng một lượng cực thấp của tia cực tím C (UV-C) liên tục có thể tiêu diệt virus cúm trong không khí mà không gây hại cho các mô của con người. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng tia UV-C có hiệu quả trong việc tiêu diệt vi khuẩn MRSA (Staphylococcus Aureus).
Trên thực tế, khoa học chứng minh việc áp dụng các thiết bị chiếu tia cực tím để khử trùng đã được chấp nhận kể từ giữa thế kỷ 20. Nó được sử dụng chủ yếu trong điều kiện vệ sinh y tế và phương tiện làm việc vô trùng.
Càng ngày, phương pháp này càng được sử dụng nhiều để khử trùng nước uống và nước thải như các cơ sở giữ được kèm theo và có thể được luân chuyển để đảm bảo một độ phơi nhiễm cao với tia cực tím. Trong những năm gần đây, người ta đã tìm thấy thêm ứng dụng đổi mới trong máy lọc không khí, đèn chiếu bằng tia cực tím để loại bỏ các virus có hại trong không khí, bám trên bề mặt.
2. Tác hại của tia UV
Bên cạnh những lợi ích và nó mang lại, tia UV cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Đầu tiên, tia cực tím có thể gây tai biến về mắt khi không đeo kính bảo hộ.
Khi nhìn hoặc tiếp xúc lâu dài với tia UV cường độ cao có thể hại cho các mô của mắt và gây ra một “đốt” trên bề mặt mắt, được gọi là “tuyết mù” hoặc photokeratitis. Tia UV là nguyên nhân gây nên một số bệnh về mắt như đục nhân, thoái hóa hoàng điểm, hạt kết giác mạc… dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực.
Ngoài ra tia cực tím cũng là tác nhân gây say nắng, cháy nắng. Thông thường, da phía trên tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời nên đen sạm và rám nắng hơn. Nếu không có biện pháp ngăn chặn tình trạng rám nắng bây giờ thì về sau bạn sẽ phải trả giá đắt khi da bị nhăn nheo. Thậm chí là ung thư da, u hắc tố (Melanome). Các nghiên cứu đã ghi nhận 90% ung thư da là do bức xạ tia cực tím.
II. Đèn UV là gì?
Đèn UV có cấu tạo gần giống như bóng đèn huỳnh quang thông dụng, tuy nhiên nó cho ánh sáng đi qua là tia cực tím (tia UV).
Bóng đèn phát tia cực tím được chế tạo bằng thủy tinh đặc biệt hoặc thạch anh, ở hai đầu có cặp điện cực oxy hóa bằng sợi wolfram, cực còn lại được tráng muối Stronli Cacbonat. Trong bóng đèn chứa khí thủy ngân và Argon ở áp suất thấp. Khi đèn cực tím cháy sáng, điện cực phóng điện từ vào phân tử khí thủy ngân, làm phát ra một lượng lớn tia cực tím có bước sóng thấp hơn 280 nm, gọi là UVC. Đây cũng là loại bóng đèn được sử dụng phổ biến để diệt khuẩn trong không khí. Khi sử dụng đèn có màu tím, thay vì màu vàng hoặc trắng như đèn thông thường.
Tham khảo các loại đèn diệt khuẩn, covid tại: https://www.tkd.vn/products/bong-hns-55w-g13-osram-russia
Ngoài UVC, tia cực tím còn có thêm hai loại là UVA (bước sóng 400 – 315 nm) và UVB (bước sóng 315 – 280 nm), được dùng cho các ngành công nghiệp khác.
Đèn phát tia cực tím vẫn thường được sử dụng phổ biến để diệt khuẩn trong sản xuất nước đóng chai, nước trong hồ bơi, chế biến thực phẩm, dược phẩm… Đặc biệt, loại đèn này cũng được ứng dụng trong khử khuẩn môi trường bệnh viện, chẳng hạn như dùng đèn cực tím khử trùng trong phòng mổ, phòng hồi sức, phòng cách ly các bệnh truyền nhiễm, khử khuẩn các nguồn nước RO trong rửa tay phẫu thuật, chạy thận nhân tạo. Gần đây, loại đèn này cũng được một số hộ gia đình mua về để khử khuẩn tại gia.
Khi khử khuẩn không khí bằng tia cực tím, cách thông thường là chiếu xạ gián tiếp. Nghĩa là, đặt các đèn diệt khuẩn với mặt phản chiếu quay lên trên, ở mức cao hơn tầm người (2 – 2,5m). Luồng tia cực tím hướng lên trần nhà, tiêu diệt vi khuẩn ở những lớp không khí trên; khi phản chiếu từ trần và tường nó tiêu diệt vi khuẩn ở nấc không khí thấp hơn. Do tác động của các dòng đối lưu, các lớp không khí trên đã được khử khuẩn dần dần bị thay thế bằng các lớp ở dưới chưa diệt khuẩn, nhờ đó qua một thời gian toàn bộ không khí sẽ được khử khuẩn.
III. Lưu ý khi sử dụng đèn UV
Tia UV chỉ có tác dụng diệt khuẩn ở khoảng cách 1-2m, hơn nữa cả 3 bước sóng là UVA, UVB, UVC đều có những tác động nhất định tới cơ thể con người, do đó khi dùng đèn UV phải đảm bảo trong phòng không có người để tránh những sự cố do chùm tia tác động đến da, mắt và các bộ phận khác. Sau khi tắt đèn, mở quạt treo tường, quạt lọc không khí (nếu có) để lưu thông khí, và cần chờ 30 phút mới được bước vào.
Nếu có sử dụng, mọi người chỉ nên chiếu vào các bề mặt, không gian cần khử khuẩn chứ không được dùng chiếu thẳng trực tiếp vào người, dù là bất kỳ bộ phận nào. Ngoài ra không được chiếu quá lâu, với công suất vừa phải, để khoảng 10 – 15W vì dễ dẫn tới tình trạng bỏng da.
Khi dùng phải cần tuân thủ kỹ thuật, sử dụng đúng công suất của đèn so với diện tích phòng, mỗi lần sử dụng khoảng một giờ. Thời gian sử dụng của đèn từ 6 tháng đến 1 năm, nếu hết thời gian phải thay bóng đèn mới dù đèn vẫn còn sáng.
Bên cạnh đó, cần lưu ý, do tính chất của UVC là làm lão hóa các vật liệu nhạy cảm với ánh sáng như nhựa, vật liệu da,… màu sáng. Vì vậy hạn chế để các vật này trong không gian chiếu sáng của đèn hoặc phải được che chắn cẩn thận khi đèn đang hoạt động.
Theo Alobacsi.com